Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011














CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHÓA VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẦU NĂM TÂN MÃO:

QUÃNG TRỊ QUỂ HƯƠNG TÔI

Người thực hiện: Trần Văn Sáu
Kính thưa quý thầy cô giáo kính mến, thưa các em thân mến. Hôm nay khi không khí xuân hãy còn ngập tràn trên khắp quê hương, khi lòng mỗi chúng ta vẫn còn rộn ràng hứng khởi của những ngày đầu năm mới. Đây đó phố phường làng mạc tươi vui như trong thơ Hàn Mặc Tử” trong làn nắng ửng khói mơ tan, đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng, sôt soạt gió trêu tà áo biếc, trên giàn thiên lí bóng xuân sang” tôi xin phép ban giám hiệu nhà trường và quý thầy cô được trò chuyện với các em đôi điều về quê hương Quãng trị mến yêu
Các em yêu quý
“Con ốc bể bắc xoắn từ trái sang phải
Con ốc bể nam xoắn từ phải xoắn sang”
Mỗi người sinh ra, ai mà chẳng có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn.Ở đó ta có mẹ có cha, có những tháng ngày êm đềm bên gia đình bè bạn thầy cô xóm làng Ở đó ta đã chập chững những bước đầu tiên, đã học bài học sơ khai về đạo làm người, ở đó ta có những chiều vui tan học mang điểm 10 về khoe với mẹ, và cũng có những ngày buồn “ trốn học bị đòn roi”. Trong trái tim mỗi chúng ta, tình yêu quê hương thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng tha thiết là hành trang mang theo suốt cả cuộc đời. Để rôi mai này lớn lên đi xa những đêm buồn lại nhớ quay nhớ quắt, để rồi khi tuổi già bóng xế lại muốn quay về…
Sau đây tôi xin nêu một số câu hỏi giúp các em tìm hiểu về Quảng trị quê hương của chúng ta

Câu hỏi 1:
“Đất nước mình đâu cũng đẹp như tranh” quê hương Việt nam ta là một bức tranh thủy mặc, non xanh nước biếc. Xứ Đoài thì có núi Tản – sông Đà, xứ Nghệ thì có núi Hồng – sông Lam, đất kinh kì thì có núi Ngự - sông Hương Nam định có non Côi sông Vị, Quãng Ngãi có núi Ấn sông Trà… Còn Quảng Trị chúng ta? Câu trả lời dành cho các em?
Trả lời: non Mai – sông Hãn.
Non Mai tức núi Mai Lĩnh, một ngọn núi đẹp ở gần chiến khu Ba Lòng. Sông Hãn là sông Thạch Hãn, ôm lấy phía bắc của Thành cổ Quãng trị
Thầy xin nói thêm một chút về con sông Thạch hãn: Quảng Trị là nơi phát tích của họ Nguyễn khi Nguyễn Hoàng mới vào dựng nghiệp ở Đàng Trong, vì thế năm 1836, sau khi ổn định đất nước, vua Minh Mạng đã chọn sông Thạch Hãn là một trong 9 thắng cảnh của đất nước để đúc vào Cửu Đinh bày ở sân rồng coi như quốc bảo.
Câu hỏi 2:
Em hãy thử lí giải tại sao thành phố của chúng ta lại có tên gọi là Đông Hà

Trả lời: Đông Hà trước đây là tên gọi của một ngôi làng bây giờ thuộc phường 3. Sở dỉ có tên gọi này vì ở đây là một vùng có rất nhiều hà ( cùng loài với hến) nên gọi là Đồng Hà sau gọi chệch thành Đông Hà. Dân làng sinh sống nhờ hến và làm thợ rèn. Có câu ca rằng : “ trai Tân trúc chặt tre thở hoi hóp. Gái Đồng hà đãi hến hát ngêu ngao” ( giải thích câu đối). không chỉ thế ở làng điếu ngao( phường 2 bây giờ) cũng có câu ca: “ cam lộ không cam là cam lộ lộ. điêu ngao không hến là điếu ngao ngao” (giải thích câu đối).

Câu hỏi 3:
Sự hình thành phần đất phía nam quãng trị gắn với tên tuổi cuả một công chúa đời Trần bà được nhân dân xem là khai quốc công thần. em hãy cho biết bà là ai?
Trả lời: Huyền Trân công chúa
Câu hỏi phụ: em có biết ở Đông hà chúng ta đền thờ của Bà ở đâu? Con đường mang tên Bà?
Vào năm 1293, Trần Nhân Tông sau khi đã truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông, lên tu ở núi Yên Tử, mến cảnh núi sông thường hay đi du ngoạn các nơi, vào đến đất Chiêm. Trong khi ở Chiêm Thành, vua Chế Mân biết du khách khoác áo cà sa là Thượng Hoàng nước Việt, nên lấy tình bang giao mà tiếp đãi nồng hậu. Không rõ Thượng Hoàng vân du có ý định mở mang bờ cõi cho đất nước về phía nam không, hay vì cảm tình đối với ông vua trẻ tuổi Chiêm Thành mà hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân.mặc dù khi đó Chế Mân đã có chính thất là hoàng hậu Tapasi, người Java (Inđônêxia ngày nay). Năm 1306, vua Chăm là Chế Mân dâng biểu cầu hôn lên vua Trần Anh Tông xin cưới công chúa Huyền Trân và dâng 2 châu: Châu Ô và châu (Rí) Lý làm vật sính lễ. Vua Trần bằng lòng gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân và nhận hai châu: Ô, Rí. Năm 1309, nhà Trần đổi châu Ô thành Thuận Châu, châu Rí thành Hóa Châu. Thuận Châu chính là dải đất từ sông Hiếu - Cửa Việt trở vào phía Nam, trong đó có các huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, thị xã Quảng Trị và phần lớn đất thành phố Đông Hà ngày nay.
Cuộc hôn nhân này là một sự hy sinh to lớn của bà cho đất nước. Chúng ta haỹ nghe nỗi lòng cuả Bà
Nước non ngàn dặm ra đi...
Mối tình chi!
Mượn màu son phấn
Đền nợ Ô, Ly.
Để tỏ lòng biết ơn vị khai quốc công thành nhân dân Quảng trị đã lập đền thờ bà tại phường Đông thanh thành phố Đồng hà, và con đường trước mặt UBND thành phố chúng ta được vinh dự mang tên Bà
Câu hỏi 4:
Quảng trị vốn là một vùng đất cằn cỗi nghèo khó
“Những ruộng đói mùa những đồng đói cỏ
Những đồi sim không đủ quả nuôi người “
Nhưng vùng quê nghèo ấy lại là nơi sản sinh ra những người con chịu thương chịu khó và rất hiếu học, những nhân tài cho đất nước. Em hãy cho biết những con người Quãng trị đã làm rạng rở cho quê hương

1.Về khoa bảng: Bùi Dục Tài người xã Câu Nhi huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.là người tiến sĩ đầu tiên của xứ đàng trong năm 1502, được cử giữ chức Hàn Lâm dưới triều Lê, Dưới triều Lê Tương Dực, ông được thăng Tả thị lạng bộ Lại. Đời Lê Chiêu Tông, làm đến tham tướng.

2. Về khoa học: Nguyễn Hữu Thận Nhà toán học, danh sĩ thời Nguyễn . Quê làng Đại Hòa, huyện Hải Lăng, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Ông say mê toán học từ thuở trẻ, hằng chuyên tâm nghiên cứu về môn học này. Cả hai triều Tây sơn và Gia long đều trọng dụng ông làm đên thượng thư . Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm quý giá
Ý trai toán pháp nhất đắc lực Tam thiên tự lịch đại văn chú Bách ti chức chế
3. Về hội họa có danh họa Lê Bá Đảng Lê Bá Đảng người làng Bích La Đông, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Sang Pháp học và trở thành một hoạ sĩ nổi tiếng ở châu Âu. Năm 1989 nhận giải thưởng "Nghệ sĩ có tài năng lớn và tư tưởng nhân đạo" của Mỹ; Năm 1992 được Trung tâm tiểu sử quốc tế thuộc Đại học Cambridge của Anh đưa vào danh mục who is who in the word ; năm 1994 được Nhà nước Pháp tặng "Huân chương Văn hóa nghệ thuật Pháp". Được giới nghệ thuật đánh giá là bậc thầy của hai thế giới Đông - Tây. Hiện hội họa thế giới có một trường phái gọi là trường phái Lê Bá Đảng
4. Về thơ ca có Chế Lan viên người xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu".Con gái ông, bà Phan Thị Vàng Anh, cũng là một nhà văn nổi tiếng
5.Về văn chương chúng ta có Hoàng Phủ Ngọc Tường người làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Tác giả của bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” mà em được học trong chương trình 12. người được đánh giá là viết ki chỉ sau Nguyễn Tuân
6. Về âm nhạc chúng ta có Trần Hoàn quê quán Hải Lăng, Quảng Trị, tác giả của bản tăng gô” sơn nữ ca “bất hủ. có Hoàng Thi Thơ người làng Bích Khê ở xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị được coi là người viết nhạc quê hương hay nhất Việt Nam…
7. Về giáo dục chúng ta có GS hồ ngọc đại Hồ Ngọc Đại người làng Vệ nghĩa huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.Ông là một nhà khoa học giáo dục, một nhà tổ chức thực tiễn hoạt động giáo dục, một nhà giáo tràn đầy nhiệt huyết, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, một người "chịu thua tất cả chỉ để được công nghệ giáo dục ( từ chối chức bộ trưởng) ông sáng lập ra Trung tâm Công nghệ Giáo dục (CGD) để tiến hành thực nghiệm công nghệ giáo dục, công nghệ phát triển con người (cả về lý thuyết lẫn thực tiễn).
8. Về chính trị ta có tổng bí thư Lê Duẩn người được đánh giá là tài năng chỉ sau chủ tịch Hồ Chí Minh
9. Về quân sự chúng ta có Lê chưởng quê xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị; là một vị tướng tài ba.. có Đoàn Khuê Quê quán: Thôn Gia Đẳng, Xã Triệu Lăng, Huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị là bộ trưởng quốc phòng
Câu hỏi 5: Đầu năm mới có du khách là bạn em ghé thăm Quãng trị em hãy giới thiệu cho họ những nơi cần đến, những món cần ăn
Trả lời: về du lịch nghỉ dưỡng chúng ta có Cửa tùng, Cửa việt, Mĩ thủy…du lịch di tích lịch sử văn hóa cách mạng chúng ta có Thành cổ, địa đạo vĩnh mốc, hàng rào điện tử mắcnamara..về du lịch tôn giáo chúng ta có thánh địa La vang, có chùa Sắc tứ Tịnh quang…
Về đặc sản chúng ta có Rượu kim long, ngày xưa được đánh giá Việt Nam Tứ Đại Danh Tửu. Cháo cá Hải Lăng đã du nhập vào tận Sài gòn. Tục ngữ có câu: Nem chợ Sãi, vải La Vang - Khoai quán Ngang, dầu tràm Đại Nại - Gạo Phước Điền, chiêng Sắc Tứ - Khoai từ Trà Bát, quạt chợ Sông - Cá bống Bích La, gà Trà Lộc... Nưa Lạt Lạo, gạo Cá Tiêm, chiêm Biền bắn, sắn Biền Càn (ở Câu Nhi) Chợ Ngô Xá nón lá Kệ Văn (Văn Quỷ)
Câu hỏi 6: Em hãy cho biết ý nghĩa hai câu thơ sau của nhà thơ Tế Hanh
Trời vẫn xanh một màu xanh Quãng Trị
Tận chân trời mây núi có chia đâu?
Trả lời: Trong lịch sử đát nước chúng ta đã hai lần phải chia cắt. Câu thơ này được Tế Hanh viết trong những ngày đất nước còn khói lửa binh đao, nhân dân phải sống trong cảnh ngày bắc đêm nam, cha xa con, vợ xa chồng…Con sông Bến Hải của Quãng trị chúng ta được chọn làm giới tuyến tạm thời. Nhưng ranh giới ấy chỉ là về địa lí. Còn trong lòng mỗi người con đất Việt thì không gì có thể chia cắt được. Hôm nay chúng ta may mắn được sống trong một đất nước hòa bình thống nhất, chúng ta phải có nhiệm vụ gìn giữ giang san gấm vóc sao cho non sông liền một dải, đừng bao giờ có cảnh máu chảy đầu rơi, làm sao cho trong thôn cùng xóm vắng rộn tiếng cười vui nhà nhà no ấm…
Câu hỏi 6:
Có một ngôi trường có tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã làm nên những kì tích lớn lao, là niềm tự hào của người dân Quảng Trị và được mệnh danh là “ quốc tử giám” của Quảng Trị. Em hãy cho biết đó là trường nào?
Câu hỏi phụ em hãy tự giới thiệu về trường mình? Nơi đào tạo nhân tài cho tỉnh nhà, xép hạng thứ 37 toàn quốc. Học sinh của trường rất thành đạt
Nói rõ ý nghĩa của lô gô của trường: Nói theo ngôn ngữ thời hiện đại là 3 trong 1
Ngọn lửa: Tượng trưng cho sức trẻ
Con ong: Tượng trưng cho sự cần mẫn đam mê chăm chỉ hút nhụy nhả mật cho đời
Cánh buồm: Tượng trưng cho lòng khát khao vươn tới những chân trời mơ ước.
Biểu tượng nói lên sự đào tạo con người toàn diện của nhà trường về cả 3 mặt thể lực đạo đức và tài năng
Các em thân mến thầy còn rất nhiều điều để nói và muốn nói về Quãng trị chúng ta. Nhưng hôm nay thời gian không cho phép những điều thây đã trao đổi chỉ là những gợi ý để có dịp các em tìm hiểu thêm. Bởi thầy nghĩ không ai có thể yêu quê khi mà chẳng biết rõ về quê mình. Thầy xin tạm dừng lại ở đây
Cuối cùng xin đọc tặng các em bài thơ “ Những cánh buồm” mà có thể các em chưa biết như là lời tâm tình, nhắn nhủ của những người làm mẹ làm cha người thầy với các em nhân dịp đầu năm mới chúc các em như những cánh buồm đi thẳng tới những chân trời cao rộng thênh thang
Những cánh buồm
Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch,
Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
Nghe con bước, lòng vui phơi phới.
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
“Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời,
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”
Cha lại dắt con đi trên cát mịn,
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi!”
Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét