Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011
















CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHOÁ VỀ TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM


Người thực hiện: Trần Văn Sáu

Kính thưa quý thầy cô giáo kính mến! thưa các em thân mến
Tiếp tục với bài học làm người mà tôi đã cùng các em trao đỏi với các em mấy năm nay. Hôm nay xin phép BGH nhà trường và quý thầy cô xin được nói với các em đôi điều về tổ quốc và dân tộc Việt Nam
Các em ạ! Đối với mỗi con người, tổ quốc và dân tộc là một thực thể thiêng liêng, là một phần sâu thẳm nhất trong tâm hồn của mỗi một chúng ta
Ôi tổ quốc ta ta yêu như máu thịt.
Như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mõi ngôi nhà ngọn núi con sông (Chế Lan Viên)
Và để rồi mỗi khi đi xa lại nhớ quay nhớ quắt, lại chỉ muốn quay về:
Tổ quốc ơi! Bởi vì sao mỗi bước
Chân con đi xa mẹ nhói bàn chân,
Cũng ánh sáng, cũng trời mây, gió nước
Xa quê hương sao nhạt nhẽo muôn phần.( Huy Cận)
Tại sao tổ quốc dân tộc lại thiềng liêng như thế? lại muôn vàn yêu quý như thế lại đáng tự hào như thế? Thây muốn các em cùng tìm hiểu
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết nghĩa đen và nghĩa bóng của từ tổ quốc và đồng bào Từ ý nghĩa đó gợi cho em suy nghĩ gì?
Trả lời : Tổ quốc: đất nước cuả tổ tiên. Đồng bào: người trong một bọc (theo truyền thuyết trăm trứng trăm con). Các em ạ! Dân tộc Việt Nam chúng ta may mắn là con một cha nhà một nóc. Chúng ta cùng có chung cội nguồn, có chung dòng máu Lạc Hồng, dòng máu rồng tiên. Tổ quốc Việt nam là của chung chung ta. Đất nước việt nam là của dân tộc Việt nam, những người sống trên đất nước này đều là đồng bào của chúng ta. Đó là điều thuận lợi mà không phải bất kì quốc gia nào cũng có được. Người Mĩ chẳng hạn, họ cùng sống trên nước Mĩ nhưng không cùng tổ quốc, các em biết không, tổ quốc của tổng thống đương nhiệm của nước Mĩ không phải là Hoa kì mà là Kenya, các cộng đồng dân cư trong nước Mĩ đều có tổ quốc riêng của họ. Đối với họ tổ quốc (the fatherland), đất nước (country )và quốc gia (nation ) là hoàn toàn khác biệt chứ không là một như chúng ta. Chỉ có khái niệm nhân dân Mĩ chứ không có khái niệm dân tộc Mĩ. Vậy thì hà cớ gì mà chúng ta không thương yêu đùm bọc nhau. Các em hôm nay ngày hai buổi tới trường thì các em phải nhớ rằng có những người anh em của mình đang phải đi đánh giày, bán báo ngoài kia để kiếm từng miếng cơm manh áo, các em được cha mẹ thương yêu, thầy cô bạn bè qúy trọng thì các em phải nhớ rằng anh em mình đang có kẻ lang thang không cửa không nhà giữa những hè đổ lửa ngày đông tháng giá. Mỗi khi các em gặp một cụ già vất vưỡng kiếm sống trên đường thì các em hãy nhớ đó là đồng bào của chúng ta chúng ta phải động lòng trắc ẩn, khi các em thấy ai đó gặp nạn thì các con phải nhớ đó là ruột thịt của ta, phải ra tay giúp họ, đừng để như ai đó chỉ đứng lại nhìn vì hiếu kì rồi lại bỏ đi. Đừng như ai đó khi thấy tai nạn xảy ra thì không cứu người mà chỉ lo hôi của. Khi các em lớn lên các em sẽ là những bác sĩ các em phải nhớ rằng bệnh nhân là đồng bào mình, các em phải cứu họ vì họ cần phải sống chứ không phải vì trong túi họ có bao nhiêu tiền. Các em sẽ là những thầy giáo, các em phải tận tâm với học trò phải thương yêu học trò vì đó là đó là đồng bào mình chứ không phải vì nó là con ông nọ bà kia. Các em sẽ là những nhà lãnh đạo các em phải coi nhân dân là cha mẹ là anh em mình chứ đừng nghĩ rằng họ là tôi tớ của các em để rồi bắt nạt dạy bảo và đe nẹt họ. Các em phải nhớ lấy chúng ta là con Hồng cháu Lạc, chúng ta là người Việt Nam
Câu hỏi 2: Em hãy nêu tên nước ( quốc hiệu) của chúng ta qua các thời kì?
Trả lời: Văn Lang dưới thời họ Hồng bàng, Âu Lạc dưới thời nhà Thục. Nam Việt dưới thời nhà Triệu. trong thời kì Bắc thuộc lần 1 gọi Giao chỉ sau đổi thành Giao châu trong lần Bắc thuộc lần 2. Vạn Xuân dưới thời nhà tiền Lí. An Nam trong lần Bắc thuộc lần 3. Đại Việt dưới thời nhà Ngô. Đại Cồ Việt dưới thời nhà Đinh, nhà tiền Lê, nhà Lí. Đại Việt dưới thời nhà Lí, nhà Trần. Đại Ngu dưới thời nhà Hồ. dưới thời nhà hậu Trần, nhà hậu Lê lấy lại tên nước là Đại Việt . Việt nam dưới thời nhà Nguyễn cho đến nay
Câu hỏi 3: Em hãy cho biết diện tích đất nước ta?
Trả lời: Nước ta có hai phần: lãnh thổ và lãnh hải. Diện tích phần đất liền khoảng 331.698 km². Vùng biển của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km². Trong đó có 3260km bờ biển, 3000 hòn đảo lớn nhỏ, 2 quần đảo xa bờ là Hoàng sa và Trường sa. Trước đây nhiều quốc gia chỉ quan tâm tới phần lãnh thổ. Nhưng trong thế giới ngày nay, lãnh hải vô cùng quan trọng, ngoài tài nguyên trong lòng nó thi đây còn là cửa ngõ để giao thương với bên ngoài
Các em biết đấy để có được giang san gấm vóc như hôm nay, ông cha ta đã mất gần 4000 năm để tạo dựng, mở mang và gìn giữ. Trên mỗi tấc đất quê hương, mỗi góc phố, bờ tre đều in dấu bước chân của ông cha, máu mồ hôi của bao thế hệ đã đổ xuống. Không ý thức được điều đó là chúng ta có tội lớn với tiền nhân.
Câu hỏi 4: Đất nước chúng ta có 4000 năm lịch sử. trải qua các thời kì khác nhau. Thời kì thứ nhất : Thời kì Thượng cổ thời đại: tính từ khi lập nước đến hết đời nhà Triệu.Theo truyền thuyết về thời Hồng Bàng, cách đây hơn 4000 năm. Các tộc người Việt cổ (Bách Việt) đã xây dựng nên nhà nước Xích Quỷ có lãnh thổ rộng lớn tại khu vực ngày nay là miền nam sông Dương Tử (Trung Quốc). Tới thế kỷ 7 trước công nguyên (TCN), người Lạc Việt, một trong những nhóm tộc Việt ở phía Nam đã lập nên nhà nước Văn Lang tại khu vực mà ngày nay là miền Bắc Việt Nam, và kế tiếp là nhà nước Âu Lạc vào giữa thế kỷ 3 trước công nguyên. Trong thời kì này ngày nay còn lưu lại nhiều câu chuyện cổ tích: trăm trứng tăm con, sự tích trầu cau, phù đổng thiên vương, bánh dày bánh chưng , sự tích quả dưa hấu, sơn tinh thuỷ tinh, mị châu trọng thuỷ. Thầy có một câu hỏi vui nhé. Có rất nhiều kỉ lục quốc gia được lập trong thời kì này. Đó là những kỉ lục nào?
Trả lời : Bà mẹ đông con và có con cái thành đạt nhất? mẹ Âu cơ và các con là các Vua Hùng
Người đầu tiên trên thế giới bay vào vũ trụ? Thánh Gióng
Người Việt nam đầu tiên làm maketting? Mai An Tiêm
Người đầu tiên đưa hàng giả vào việt nam? Trọng Thủy
Câu hỏi 5: Thời kì thứ 2: thời kì Bắc thuộc: Bắt đầu từ thế kỷ 2 TCN, đất nước chúng ta bị các triều đại phong kiến Trung Quốc cai trị trong hơn 1000 năm. Em hãy cho biết tại sao các nhà lịch sử chia thời kì này thành 3 giai đoạn: BT lần 1, BT lần 2, BT lần 3. Em có suy nghĩ gì có điều gì ngạc nhiên và khâm phục ông cha chúng ta qua thời kì này?
Trả lơì: Trong suốt 1000 năm đô hộ, nhân dân ta không cam chịu làm nô lệ, luôn đứng lên đánh đổ ách thống trị của giặc phương Bắc. Sau nhiều lần khởi nghĩa không thành của Bà Triệu, Mai Thúc Loan,...hoặc chỉ giành độc lập ngắn của Hai Bà Trưng, Lý Bí... đến năm 905 Khúc Thừa Dụ đã giành quyền tự chủ cho người Việt, và Việt Nam chính thức giành được độc lập lâu dài sau trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền chỉ huy trước đoàn quân Nam Hán năm 938. điều lí thú nhất là trải qua 1000 năm bị đô hộ. Lòng yêu nước không bị dập tắt mà vẫn âm ỉ và khi có cơ hộị và điều kiện thì lại bùng phát và đứng lên dành lại độc lập đặc biệt bản sắc văn hóa dân tộc vẫn được giữ gìn. Ông cha ta vẵn không bị đồng hóa, vẫn giữ gìn được tiếng nói, vẫn phát triển được nền văn hóa. Nước Trung Hoa xưng hùng xưng bá, nhưng chưa bao giờ chiến thắng trước bất cứ cuộc chiến tranh xâm lược nào của ngoại bang. Nhưng họ có một biệt tài kỳ lạ, độc nhất vô nhị trên thế gian này, đó là trả thù bằng cách Hán hóa tất cả các đạo quân xâm lược, kể cả những đế chế lừng lẫy nhất thế giới, như Mông Cổ và Mãn Thanh. Đế chế Mãn Thanh hùng mạnh như vậy mà bị “thôn tính” trở lại theo kiểu “Hán hóa”, đến mức ngày nay chỉ còn lại con số cỡ trên trăm người nói được tiếng Mãn. Một nhà khoa học xã hội đã kể: Trong thời gian làm việc ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, ông có cơ hội được tiếp xúc với nhiều bạn bè người Mãn… ông nhận ra, ai cũng mang một đôi mắt đượm buồn, và khó tìm được vẻ buồn nào hơn thế. Có lần ông buột miệng hỏi một nhà nghiên cứu người Mãn: “Chị nói tiếng Mãn vẫn tốt chứ?”. Lòng chị ấy trĩu xuống, nói không ra tiếng, lắc đầu buồn bã, và buông ra một lời ứ máu nghẹn ngào: “Các bạn hạnh phúc vì vẫn giữ được tiếng Việt sau hơn một ngàn năm đô hộ của người Hán”. Đấy các em thấy ông cha chúng ta là như vậy
Câu hỏi 6: Thời kì thứ 3: Thời kì tự chủ: . Sau chiến thắng cuả Ngô Quyền chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc. chúng ta bước vào thời kì xây dựng đất nước với các triều đại phong kiến hùng mạnh. Em hãy cho biết đó là các triều đại nào?Các công việc lớn mà các triều đại này làm được?
Trả lời:Các triều đại phong kiến trong thời kì này. Ngô, Đinh, tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, hậu Trần, Lê, hậu Lê, Trịnh Nguyễn phân tranh, nhà Nguyễn Tây sơn, nhà Nguyễn Có thể nói đây là thời kì hưng thịnh đất nước có nhiều vua hiền tôi giỏi chăm lo việc nước việc dân chống lại giặc phương Bắc, mở mang bờ cõi phía Nam. Sau khi giành được độc lập, từ thế kỷ 10 dân tộc Việt Nam đã xây dựng đất nước, chống lại sự xâm lược bởi các triều đại phương Bắc của người Hán, Mông Cổ, Mãn Thanh gắn liền với những tên tuổi của những vị tướng tài ba: Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…và với những lần mở rộng lãnh thổ dần xuống phía nam nơi người Chăm, người Khmer sinh sống, gắn liền với tên tuổi cuả Huyền Trân Công Chúa, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Hữu Cảnh… Việt Nam có ranh giới địa lý gần như hiện nay vào năm 1757
Câu hỏi 7: Đến giữa thế kỷ 19, cùng với các nước ở Đông Dương, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Trong Thế chiến thứ hai, phát xít Nhật chiếm Việt Nam và toàn thể Đông Dương, ngay sau khi hay tin đế quốc Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Việt Minh đã giành lại chính quyền từ tay Nhật. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập thành lập nưảớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Em hãy cho biết 2 câu thơ:
Mường thanh, Hồng cúm, Him lam.
Hoa mơ lại trắng vườn cam lại vàng
viết về sự kiện lịch sử trọng đại nào của dân tộc ta?
Trả lời: Chiến thắng Điện Biên Phủ gắn liền với tên tuổi cuả vị tướng tài ba Võ Nguyên Giáp.
Em có biết điểm gì đặc sắc trong câu thơ trên? lối chơi chử tài tình. Câu thơ là một bức tranh thanh bình của quê hương sau ngày chiến thắng. cả 2 câu là những sắc màu tươi vui: xanh, hồng, lam, trắng, vàng.
Câu hỏi 8: Có ý kiến cho rằng giới trẻ ngày nay quay lưng lại với lịch sử, họ sống ích kỉ và ít quan tâm tới vận mệnh của đất nước, họ chỉ tìm cách làm sao kiếm được thật nhiều tiền em nghĩ sao?
Các em ạ! Thầy nghĩ rằng người Việt nam chúng ta lòng yêu nước đã trở thành máu thịt. Đất nước là vấn đề hết sức thiêng liêng. Thầy không tán thành với đánh giá là giới trẻ quay lưng với lịch sử. Lịch sử ở trong tâm can con người, vấn đề là nó có được đánh thức hay không thôi. Thực tế cho thấy nếu có vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia, giới trẻ đều quan tâm và thể hiện thái độ của họ. Vấn đề là người lớn tổ chức như nào, làm cái gì và người lớn có phải là một tấm gương không? Tuy nhiên cũng có một số bạn trẻ ý thức xã hội ít, nhạt nhẽo, thậm chí còn có những quan niệm lối sống lệch lạc. Nhưng thực ra đấy chỉ là một bộ phận rất nhỏ. Và thầy nghĩ trách nhiệm một phần thuộc về người lớn. Thầy cô, cha mẹ chưa chăm sóc quan tâm các em chưa thật chu đáo, chưa lắng nghe các em.Và thật sự họ đang nghĩ gì? Biểu hiện bên ngoài có song hành với suy nghĩ bên trong tâm hồn thực của họ không?Đó là điều người lớn cần suy nghĩ
Có nhiều bạn cho rằng mục đích của đời mình là kiếm thật nhiều tiền. Quả là một quan niệm sai lầm và tai hại Các em nên nhớ kiếm tiến không phải là điều xấu. Nhưng kiếm để làm gì ? và kiếm như thế nào mới là điều đáng nói. Ai đó đã nói vui : tiền bạc là phù du, nhưng không có tiền thì phù mỏ, cũng đúng đấy các em a. Nhưng các em cần biết rằng đồng tiền chỉ là phương tiện chứ không thể là mục đích sống. Người ta nói rằng đồng tiền là người đầy tớ tốt nhưng là người chủ xấu. Thần tượng cuả giới trẻ là Bill Gates đầy tham vọng và khao khát làm giàu. Ông là người tài năng và giàu nhất thế giới hiện nay. Nhưng đồng tiền ông ta làm ra đã dành phần lớn để cống hiến trở lại vì hạnh phúc của nhân loại qua công tác từ thiện. Các em nhớ điều đó
Kết luận: Các em ạ! Tổ quốc ta dân tộc ta thật là vĩ đại. Tìm hiểu cội nguồn để chúng ta thêm tin yêu cuộc sống hôm nay. Không ai có thể yêu đất nước, yêu đồng bào mà không biết gì về đồng bào và đất nước. Ông cha ta đã để lại cho chúng ta một di sản đáng tự hào. Các em phải biêt nâng niu gìn giữ. Ai đó đã nói rất hay: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác.
Ngày nay, với sự bùng nổ của Internet và các phương tiện thông tin hiện đại, các em có đầy đủ thông tin. Đó là thế mạnh mà các em so với thế hệ cha ông. Nhưng những kiến thức đó không tự dưng mang đến cho người ta một lý tưởng sống. Tuổi trẻ chúng ta không thiếu thông tin nhưng cái ta thiếu chính là tính nhân văn trong các thông tin đó. Cuộc sống sẽ vô cùng ý nghĩa nếu chúng ta biết sống vì cộng đồng. Hạnh phúc không chỉ đến từ những điều chúng ta nhận được mà còn đến từ những gì mà chúng ta đã cho đi, Kinh tế thị trường đem đén cho chúng ta cuộc sống đây đủ hơn về vật chất nhưng nó là mảnh đât tốt tươi cho tính ích kỉ, chủ nghĩa cá nhân xuất hiện Và, điều gì sẽ xảy ra nếu bản lĩnh của ta trước cuộc đời trở nên yếu hèn hoặc lệch lạc. Và em hãy nghe con tim mình nhắc nhở :
Em có là người Việt Nam dòng máu đỏ da vàng biết yêu thương nồng nàn.
Em có là người Việt Nam mang trái tim nhân hậu thương giống nòi về sau
Thầy chúc các em hãy nuôi dưỡng khát vọng, có nhiều niềm đam mê, đầy ắp sự sáng tạo, nhiệt huyết, dám nghĩ và dám làm của tuổi trẻ, với một mục đích là vì cuộc sống cuả chính các em vi sự an vui hạnh phúc của đồng bào vì sự thịnh vượng bình yên của đất nước. Cuối cùng kính chúc quý thầy cô và các em mạnh khoẻ. Càm ơn quý thầy cô giáo và các em đã lắng nghe

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét